Các loại gỗ công nghiệp thường được sử dụng trong nội thất hiện nay

Cập nhật lúc 09:19:29 ngày 23-10-2017

   Gỗ công nghiệp hiện nay đang được sử dụng phổ biến trong thiết kế đồ gỗ nội thất bởi những đặc tính tuyệt vời, khắc phục một số nhược điểm của gỗ tự nhiên, bên cạnh đó lại có một mức giá thành phải chăng.

   Các sản phẩm nội thất từ gỗ tự nhiên mang đến một vẻ đẹp sang trọng cho không gian, nên rất được yêu thích sử dụng. Tuy vậy, với mức giá thành tương đối cao cùng với sản lượng gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm; bên canh đó gỗ tự nhiên nếu không được xử lý đúng quy trình và cẩn thận thì rất dễ bị ẩm mốc, mối mọt, ảnh hưởng đến chất lượng; nên không phải khách hàng nào cũng quyết định sử dụng chất liệu này cho đồ nội thất của mình.

   Với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay, con người đã tự sản xuất ra được những loại gỗ công nghiệp vừa đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật, sự bền đẹp; vừa đảm bảo tính thẩm mỹ; cùng với việc được sản xuất hàng loạt nên giá thành rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên.

   Các sản phẩm gỗ công nghiệp rất đa dạng, mỗi loại có một đặc điểm nổi trội riêng, nhưng loại gỗ công nghiệp thường được sử dụng nhất hiện nay đó là gỗ MFC, gỗ MDF và gỗ HDF.

   Sau đây, Nội thất Tuyết Vy xin được giới thiệu sơ qua về các loại gỗ công nghiệp này để bạn có sự lựa chọn tốt nhất cho những đồ gỗ nội thất của gia đình mình.

1. Gỗ MDF

Các loại gỗ công nghiệp 01

Gỗ công nghiệp MDF

   Gỗ MDF – Medium Density Fiberboard, là loại gỗ được tạo thành bằng việc nghiền nhỏ các cành cây, nhánh cây thành bột mịn, sau đó trộn với keo đặc chủng đưa vào máy ép thành những ván gỗ với các kích thước độ dày khách nhau và phần cốt gỗ nhẵn nhụi, bằng phẳng. Gỗ MDF đảm bảo không bị đàn hồi hay co ngót, chống mối mọt và chịu lực tốt, dễ thi công và đảm bảo chất lượng có thể thay thế cho gỗ tự nhiên. Do đó, gỗ MDF được sử nhiều trong sản xuất bàn, giường ngủ, tủ quần áo, nội thất gia đình, nội thất văn phòng. Bên cạnh các ưu điểm của nó, gỗ MDF cũng có nhược điểm là chịu nước kém, gặp nước thường bị phồng. Hiện nay, người ta cũng đã nghiên cứu ra loại gỗ MDF chống ẩm với khả năng chống ẩm ưu việt nhưng giá thành tương đối cao.

Các loại gỗ công nghiệp 02

Gỗ MDF chống ẩm

   Gỗ MDF có thể được hoàn thiện bề mặt bằng sơn màu, melamine, dán laminate hoặc dán Veneer. Trong đó, MDF Veneer – được tạo thành bằng cách dán một lớp ván lạng gỗ tự nhiên mỏng trên bề mặt, là loại phổ biến nhất . Có thể là Veneer xoan đào, sồi, Ash,….. Nhìn bên ngoài, các tấm gỗ công nghiệp MDF Veneer không khác gỗ tự nhiên nhiều, không những thế còn được đánh giá là đẹp hơn gỗ tự nhiên bởi bề mặt căng phẳng, láng mịn.

Các loại gỗ công nghiệp 03

Gỗ MDF dán Veneer

2. Gỗ MFC

Các loại gỗ công nghiệp 04

Gỗ MFC thường

   Gỗ MFC – Melamine Face Chipboard, là ván gỗ dăm phủ Melamine. Các cây gỗ rừng sau khi thu hoạch được băm nhỏ thành các dăm gỗ và được trộn keo rồi ép thành những tầm gỗ với các kích thước độ dày khác nhau; cuối cùng được phủ một lớp Melamine bảo vệ chống trầy xước, chống thấm nước tạo vẻ đẹp riêng. Bề mặt tấm MFC cũng rất đa dạng, có dạng một màu sơn, có dạng giả vân gỗ hay giả kim loại rất đẹp mắt. Gỗ MFC cũng có hai loại là MFC thường và MFC chống ẩm, giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn. 

Các loại gỗ công nghiệp 05

Gỗ MFC chống ẩm

   Gỗ MFC có ưu điểm là giá thành thấp hơn so với MDF, bên cạnh đó màu sắc cũng vô cùng đa dang, phong phú với hơn 80 màu sắc khác nhau. Người ta thường sử dụng gỗ MFC để sản xuất kệ, tủ quần áo, tủ bếp; bởi MFC có khả năng chịu uốn cao hơn.

   Tuy vậy, MFC cũng có nhược điểm là chỉ có một bề mặt duy nhất là Melamine nên chúng phải dán cạnh để hoàn thiện bề mặt. Melamine lại có đặc điểm là ít thân thiện với con người.

   Trong điều kiện thời tiết tại Việt Nam với môi trường, các sản phẩm từ gỗ MFC đảm bảo tuổi thọ từ 10 – 15 năm mà chất lượng không thay đổi.

3. Gỗ HDF

   Gỗ HDF – High Density Fiberboard có quy trình sản xuất như sau: Nguyên liệu bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối: Luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000 C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn.  Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.

Các loại gỗ công nghiệp 06

Gỗ công nghiệp HDF

   Gỗ HDF có khả năng cách âm, cách nhiệt cao; bề mặt nhẵn bóng và thống nhất; có độ cứng cao và khả năng chống ẩm tốt hơn MDF. Gỗ HDF có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.

   Hiện nay gỗ công nghiệp được ứng dụng trong hầu hết các thiết kế nội thất bởi tính thân thiện với môi trường và giá thành hợp lý.  Bên cạnh đó việc ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất gỗ công nghiệp đã đáp ứng những yêu cầu cao về chất lượng, tính thẩm mỹ cho các sản phẩm. 

Tags: MDF, MFC, HDF,

TƯ VẤN THIẾT KẾ NỘI THẤT


Gửi yêu cầu thiết kế
Video

DỰ ÁN HOÀN THÀNH

Xem tất cả
Thiết kế bởi Aptech